Theo công ty cung ứng nhân sự, châu Á là thị trường tiềm năng cho ngành sản xuất chip vì chất lượng tay nghề cao cũng như số lượng nhân công lớn. Có thể nói, các tập đoàn công nghệ đã đầu tư nhà máy vào các quốc gia châu Á để tận dụng nguồn lao động tiềm năng.
Lực lượng lao động châu Á có lợi thế trong ngành sản xuất bán dẫn
Ngoài nguồn lực có tay nghề cao, chìa khóa để ngành bán dẫn thành công đó là nắm bắt được chuỗi cung ứng, quy trình vận hành của mô hình kinh doanh. Trước đây các tập đoàn lớn như Intel thiết kế và sản xuất lắp ráp chip riêng, nhưng do gặp vấn đề về chất lượng lao động nên những tập đoàn này đã dịch chuyển nhà máy sang khu vực châu Á.
Thị trường lao động châu Á có lợi thế về số lượng nhân công, chất lượng tay nghề được đảm bảo. Những lĩnh vực như lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất và lắp ráp chip đều được hoàn tất một cách chất lượng bởi nhân công châu Á.
Một khảo sát của công ty cung cấp nhân sự cho thấy, Đài Loan và Hàn Quốc hiện đang là quốc gia chiếm hơn 70% thị trường trong ngành sản xuất và lắp ráp chip. Nguyên nhân của sự thống trị này đó là các quốc gia có số lượng lớn lao động có tay nghề tốt, đảm bảo được chất lượng đơn hàng của tập đoàn công nghệ. Việc đào tạo nhân công có tay nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành một phần đến từ các chính sách hỗ trợ, từ đó các nhà máy sản xuất có cơ hội tiếp cận lực lượng lao động chất lượng.
Nhân sự châu Á có lợi thế về số lượng và tay nghề trong ngành sản xuất chip |
Chuỗi cung ứng ngành sản xuất chip hiện nay
Mặc dù các tập đoàn lớn hiện nay vẫn giữ vai trò sản xuất chính chất bán dẫn, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiết bị, máy móc đến từ châu Âu, Nhật Bản. Lợi thế chính của châu Á đó là có nhiều xưởng gia công thiết bị bán dẫn, với lực lượng lao động chiếm hơn 70% thị trường. Với con số đó, việc cung ứng nhân sự cho lĩnh vực bán dẫn dường như không còn là điều khó.
Các quốc gia châu Âu cạnh tranh nguồn lực thế nào?
Mặc dù dẫn đầu trong ngành sản xuất chip nhưng các tập đoàn vẫn gặp khó khăn về vấn đề nguồn lực. Một số công ty đang bắt đầu chú trọng việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực sản xuất, nhưng dường như khó cạnh tranh với số lượng lớn lao động tại châu Á.
Một số tập đoàn đang thiết kế lại cách thức hoạt động của ngành công nghiệp chip, đặc biệt khi các nhà máy sản xuất tại châu Á ngày càng đào tạo nhân lực có tay nghề cao, việc cạnh tranh về nguồn lực là điều dường như khó thực hiện. Do đó, headhunter vietnam cho rằng, mặc dù công nghệ của châu Á chưa tiên tiến như châu Âu, nhưng về nguồn lực lại sở hữu lao động có tay nghề cao trong ngành.
Xem thêm: Công ty cung ứng nhân sự: 4.0 phát triển và cơ hội cho nhân lực ngành kế toán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét