Đại diện công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cho rằng, sử dụng Recruitment Marketing và công nghệ là cách để thu hút ứng viên tiềm năng. Khi thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu và giải quyết vấn đề về nguồn lực.
Cần đối mặt với thách thức trong tuyển dụng
Bài toán tuyển dụng trở nên khó khăn hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm ứng viên ở các bộ phận như Business Consultant, Customer Success,...Nhóm nguồn lực này khá khan hiếm do thị trường B2C luôn thay đổi, đòi hỏi sự thích nghi của ứng viên. Còn đối với lĩnh vực IT, việc tìm ứng viên phù hợp dường như là điều khá khó. Nguyên nhân là các developer chưa đủ kiến thức chuyên môn sâu rộng để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.
Áp dụng Recruitment Marketing vào việc tìm ứng viên
Tiếp cận đúng mục tiêu
Xác định mục tiêu tiềm năng là điều quan trọng vì đây là nhân tố quan trọng trong chiến lược tuyển dụng. Thay vì săn đón nhân tài bằng nhiều cách khác nhau để cung ứng nguồn lực khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp, headhunter cho biết nên tiếp cận nhóm sinh viên vừa ra trường. Các hoạt động cần làm đối với nhóm này đó là đào tạo kiến thức, tạo cơ hội phát triển kỹ năng, từ đó trở thành nhóm nguồn lực tiềm năng cho vị trí cấp quản lý trong tương lai. Việc tiếp cận và xây dựng chiến lược tuyển dụng cho nhóm này cũng dễ dàng hơn nhiều.
Recruitment Marketing - giải pháp hỗ trợ giải quyết vấn đề nhân sự cho doanh nghiệp |
Tìm hiểu insights ứng cử viên
Khi đã xác định đâu là đối tượng ứng viên, việc tiếp theo trong chiến lược Recruitment Marketing đó là làm thế nào để thu hút nhóm ứng cử viên đó. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu insights và từ đó sử dụng các kênh truyền thông phù hợp để giới thiệu cơ hội việc làm đến đúng đối tượng.
Chẳng hạn, khi cần tuyển dụng nhân sự cấp cao, headhunter sẽ dựa vào các dữ liệu ứng viên có sẵn và sàng lọc. Trong trường hợp chưa có nhân sự đáp ứng được các tiêu chí đề ra, họ sẽ thực hiện đăng tin trên kênh LinkedIn. Bằng cách kết nối với ứng viên tiềm năng, headhunter sẽ mở rộng mạng lưới mối quan hệ của mình và cung cấp cơ hội việc làm vào thời điểm thích hợp.
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Trong chiến lược Recruitment Marketing, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là điều cần thiết. Việc này đến từ hoạt động xây dựng nét văn hóa công ty riêng, triển khai chương trình đào tạo phù hợp hay thực hiện các chương trình gắn kết nhân viên.
Đối với hoạt động truyền thông bên ngoài công ty, các doanh nghiệp nên tăng cường tương tác với ứng viên trên các trang mạng xã hội. Điều này giúp ứng cử viên tiềm năng chú ý vào doanh nghiệp hơn và khi tổ chức có nhu cầu tuyển dụng, họ sẽ ưu tiên ứng tuyển vào các công ty này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét