Thực tế cho thấy tình hình tuyển dụng cấp cao trong quý II năm 2020 tương đối không khả quan. Nhưng dự đoán quý III và IV sẽ mang lại nhiều cơ hội nếu doanh nghiệp cần tìm ứng viên cho vị trí cấp quản lý.
Thị trường tuyển dụng không trong quý II
Theo kết quả khảo sát tình hình việc làm tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp FDI đã giảm đến 20%. Việc tìm kiếm ứng viên chỉ xuất hiện ở những công ty chuẩn bị gia nhập vào thị trường Việt Nam. Có đến 93% công ty đã sụt giảm doanh thu bởi dịch bệnh, trong đó có 43% doanh nghiệp giảm từ 21% đến 40% doanh thu. Về từng ngành nghề, F&B, bất động sản, sản xuất là những nhóm ngành chịu thiệt hại lớn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nội thất, dệt may và khách sạn buộc phải sa thải số lượng lớn nhân viên để duy trì hoạt động ở mức tối ưu nhất. Vì thế việc tuyển dụng các nhóm ngành này đã tạm ngưng trong cả quý.
Tuyển dụng cấp cao thời điểm nào sẽ có chi phí rẻ |
Cũng theo báo cáo từ dich vu tuyen dung nhan su, 58% doanh nghiệp tuy có tuyển dụng nhưng hoãn thời gian ứng viên nhận việc cho đến khi tình hình ổn định. Điều này dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng vì có thêm sự cắt giảm nhân sự của các công ty. 75% doanh nghiệp lớn ngưng tiếp nhận nhân sự mới ở các vị trí, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có 50%. Các vị trí cấp cao có sự biến động lớn trong quý II. Nếu trước đây nguồn lực này là khan hiếm thì hiện nay số lượng CV của vị trí cấp cao đã tăng gấp đôi so với thời gian trước khi dịch bệnh xuất hiện.
Tình hình lao động trong quý III và IV sẽ dần khởi sắc
Các nhóm ngành liên quan đến nông nghiệp, hóa chất không giảm nhân sự mà ngược lại còn tăng nhu cầu tuyển dụng từ 10% đến 20%. Lĩnh vực công nghệ, bán lẻ cũng cần tìm kiếm ứng viên cho vị trí bán hàng và kỹ thuật. Việc cung ứng nhân sự dường như dễ dàng hơn khi ứng viên trong nước được ưu tiên hơn các chuyên gia nước ngoài. Lý do là vì sự hạn chế di chuyển giữa các quốc gia cũng như yêu cầu về lương của nhân sự Việt sẽ thấp hơn nhân sự nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét