Khảo sát của dich vu tuyen dung nhan su về thực trạng nguồn lực của các ngành nghề cho thấy rằng tiêu dùng nhanh vẫn chưa có nhu cầu tìm nhân sự mới. Mặc dù hoạt động tuyển chọn có khởi sắc nhưng vẫn thấp hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực trạng tuyển dụng của ngành tiêu dùng nhanh
Lĩnh vực tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch, nhu cầu sử dụng hàng hóa FMCG cũng giảm đi. Việc hạn chế đến nơi đông người đã khiến hàng hóa bị tồn động, xuất nhập khẩu cũng không được thực hiện. Trong khi không thể cung cấp đa dạng hàng hóa đã khiến khách hàng không hứng thú khi mua sắm.
Nhu cầu tuyển dụng ngành bán lẻ chưa cao |
Chính vì lý do đó mà nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành hàng này cũng giảm đi. Tuy có tín hiệu tốt nhưng thực tế nhu cầu này đang thấp hơn khá nhiều so với năm trước. Về phía doanh nghiệp, vì các doanh nghiệp FMCG hầu hết là đa quốc gia, nên ảnh hưởng khá nhiều từ tập đoàn mẹ và tình hình kinh doanh không ổn định. Do đó, hoạt động cung ứng nhân sự cho các chi nhánh, nhãn hàng đã hạn chế nhằm hạn chế chi phí để tập trung vào hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, các công ty không sử dụng nhiều ngân sách cho tuyển dụng và chưa có kế hoạch tuyển mới, chỉ tìm kiếm ứng viên ở vị trí cấp cao để thực hiện các chiến lược đã đặt ra. Các công ty Việt Nam có kế hoạch xuất khẩu cũng phải tạm ngưng tuyển dụng nhân sự để thực hiện các dự án xuất hàng hóa ra nước ngoài.
Báo cáo của công ty cung ứng nhân sự chỉ ra rằng, do trong quý 2 ngành bán lẻ xảy ra tình trạng tồn kho (đặc biệt là ngành thời trang và mỹ phẩm) dẫn đến doanh thu sụt giảm mạnh. Doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí và ngân sách dành cho nhân sự sẽ bị hạn chế ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, nhiều công ty còn thực hiện tái cơ cấu, thay vì tuyển mới nhân viên thì nhân viên hiện tại sẽ đảm nhiệm, hỗ trợ các công việc liên quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét