Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Công ty cung ứng nhân sự: cung nhân lực ngành logistics không đủ cầu

Theo nghiên cứu từ cong ty cung ung nhan su, nguồn lực logistics hiện nay không chỉ khan hiếm mà chất lượng chưa được đảm bảo. Mặc dù ngành này có tốc độ tăng trưởng cao nhưng bài toán nguồn nhân lực vẫn là yếu tố chưa tìm được lời giải đáp.

Thực trạng nguồn lực nhóm ngành logistics

Việt Nam hiện có khoảng 30.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, trong đó có 4.000 doanh nghiệp có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Số doanh nghiệp logistics Việt chiếm 89%, 10% là công ty liên doanh và 1% còn lại là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.

Với tốc độ phát triển nhanh và cơ hội tham gia các hiệp định thương mại tự do, lĩnh vực logistic ngày càng mở rộng dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực tăng mạnh. Tuy nhiên, lượng cung nhân sự hiện nay đang thiếu đến 2 triệu người, trong tương lai tình trạng thiếu hụt ngày càng nghiêm trọng hơn. Công ty cung cấp nhân sự cho biết Việt Nam có đến 53% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân sự có trình độ và kiến thức trong lĩnh vực logistics. 30% công ty phải tiến hành đào tạo lại và chỉ có 7% cho rằng họ hài lòng với trình độ của nhân viên.


Nhân sự ngành logistics đang trong tình trạng thiếu hụt
Nhân sự ngành logistics đang trong tình trạng thiếu hụt

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, có khoảng 80% nhân viên được đào tạo, nâng cao trình độ thông qua việc làm hàng ngày. 23% có cơ hội tham gia các khóa học chuyên môn trong nước và chỉ có 7% được tham gia đào tạo ở nước ngoài. Đội ngũ nhân sự cấp quản lý dù đã được đào tạo nhưng vẫn còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về logistics trong giai đoạn hội nhập. Theo dự báo trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp logistics sẽ cần thêm 18.000 nhân sự có chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của ngành nghề.

Giải quyết bài toán nguồn nhân lực như thế nào?

Headhunter company in vietnam cho rằng, việc đào tạo lại là điều quan trọng vì người lao động cần cập nhật những kiến thức mới để thực hiện công việc hiệu quả hơn trong giai đoạn hội nhập. Bên cạnh đó, các trường đại học cần chú trọng xây dựng ngành logistics/quản trị chuỗi cung ứng với mục đích chuẩn bị nguồn nhân lực trong tương lai.

Để làm được điều này thì cần xác định rõ nhu cầu nhân sự trong 5 đến 10 mới như thế nào. Từ đó mới có cơ sở để đưa ra kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Về phía các trường đại học, nên tổ chức cho sinh viên những buổi tham quan thực tế tại doanh nghiệp để tăng thời gian thực hành bên cạnh việc tiếp nhận kiến thức logistics.

Một lưu ý nữa khi giải quyết nhu cầu nhân lực đó là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Nếu chỉ có một bên chú trọng đào tạo thì chất lượng nguồn lực cung cấp ra thị trường chưa thể đảm bảo. Việc đào tạo nguồn nhân lực cần có kế hoạch phù hợp để sinh viên khi ra trường có thể đáp ứng công việc ngay mà không cần đào tạo từ đầu. Có như vậy thì chất lượng mới được đảm bảo và các công ty headhunter cũng không gặp nhiều khó khăn khi cung cấp nhân sự ngành logistics cho doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xu hướng thuê ngoài tính toán vietnam payroll của các doanh nghiệp hiện nay

Có thể nói hình thức thuê ngoài tính lương ( vietnam payroll ) xuất hiện lần đầu từ các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Dần dần khi nhu cầu t...