Ngoài kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) cũng là yếu tố quan trọng mà headhunter chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự sử dụng để đánh giá ứng viên. Vậy doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi gì để đánh giá EQ ứng viên, xem xét ứng cử viên có phù hợp với vị trí công ty đang tìm kiếm hay không?
Câu hỏi sử dụng đánh giá EQ ứng viên
Bạn cảm thấy thế nào khi cấp trên phản hồi tiêu cực?
Một đặc điểm của người có EQ cao là có khả năng tiếp nhận và thay đổi đối với những phản hồi tiêu cực. Điều này không có nghĩa là các phản hồi này không tác động đến cảm xúc của họ vì họ có sự bình tĩnh để tập trung cải thiện bản thân, đảm bảo công việc sau này sẽ diễn ra tốt hơn. Do đó, ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp là người khi nhận được nhận xét sẽ điềm tĩnh đón nhận và thể hiện sự thấu hiểu, có thể thay đổi để bản thân tốt hơn.
Đồng nghiệp đánh giá bạn như thế nào?
Khi cung ứng nhân sự, một trong những cách đánh giá EQ của ứng viên đó là yêu cầu họ tự nêu ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bên cạnh đó, hãy để họ tự cảm nhận đồng nghiệp đánh giá về họ như thế để kiểm tra khả năng trung thực của ứng viên đó. Ứng viên tiềm năng là người tự tin đưa ra câu trả lời mà không bác bỏ những chỉ trích mà đồng nghiệp đưa ra.
Dịch vụ tuyển dụng nhân sự kiểm tra EQ ứng viên như thế nào |
Bạn có thể mô tả xung đột từng xảy ra tại môi trường làm việc?
Xung đột có thể dẫn đến cảm xúc tiêu cực và không bình tĩnh tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn đó. Nhân sự có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt sẽ không làm mất lòng đồng nghiệp trong những tình huống phát sinh sự hiểu lầm.
Người có EQ cao sẽ dễ dàng đưa ra tình huống xung đột đã gặp và nêu ra cách thức giải quyết tình huống đó. Ngoài ra, họ còn cho biết sau khi vấn đề xảy ra, đồng nghiệp đã hiểu nhau hơn và gắn bó với nhau để cùng nhau phát triển.
Thời điểm nào bạn cần sự hỗ trợ trong công việc?
Ứng viên tiềm năng trong buổi tuyển nhân sự cao cấp sẽ không quá tự tin vì họ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục. Họ sẽ biết được khi nào cần sự trợ giúp cũng như hợp tác của đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn. Hãy lưu ý đến ứng viên do dự khi đưa ra câu trả lời hoặc né tránh việc yêu cầu sự giúp đỡ vì điều này thể hiện ứng cử viên chưa có khả năng làm việc nhóm tốt.
Ngoài giờ làm việc bạn thường làm gì?
Người phỏng vấn có thể yêu cầu ứng viên chia sẻ về sở thích của họ sau giờ làm việc để tìm ra điểm chung. Lúc này dich vu tuyen dung nhan su sẽ tiến hành xem xét họ có bối rối hay gặp bất kỳ khó khăn nào khi đưa ra câu trả lời không. Hay họ đưa ra câu trả lời đúng trọng tâm không hay thể hiện sự né tránh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét